Toeic ngày nay không quá xa lạ với chúng ta, vì hầu như nó phục vụ khá nhiều trong công việc. Tuy nhiên, để chinh phục được số điểm cao như mong muốn, chúng ta cũng cần phải có một số mẹo cần lưu ý. Sau đây trung tâm Anh ngữ IALC sẽ gửi đến bạn một số mẹo nhỏ trong các phần thi để chúng ta có thể chinh phục được thang điểm tối đa nhé.
Part 5
Ôn lại những kiến thức ngữ pháp cần thiết:
- Kiểm tra từ loại: Danh từ, tính từ, trạng từ là những đơn vị hình thành nên một cụm danh từ.
- Kiểm tra từ loại: Động từ và những yếu tố tác động lên hình thái động từ: thì, chủ động/bị động, sự hòa hợp chủ ngữ với động từ để hình thành nên một cụm động từ đúng bao gồm các trợ động từ và động từ chính.
- Kiểm tra từ loại: giới từ, xem thí sinh có dùng đúng giới từ để kết nối các cụm từ lại với nhau không.
- Kiểm tra từ loại: liên từ, xem thí sinh có sử dụng đúng liên từ để kết nối các mệnh đề lại với nhau không.
- Kiểm tra những từ loại khác như: đại từ, mạo từ, tính từ sở hữu, từ chỉ định, từ chỉ số lượng, từ quan hệ, …
- Kiểm tra xem thí sinh có biết sử dụng phân từ ( hiện tại phân từ V-ing/quá khứ phân từ V-ed) để bắt đầu một mệnh đề tính ngữ bổ nghĩa cho một danh từ trong câu hay không.
- Kiểm tra những kiến thức ngữ pháp khác: so sánh, câu điều kiện, cấu trúc giả định, …
Một số mẹo như:
- Thời gian làm bài
Bạn chỉ nên ước chừng thời gian hoàn thành Part 5 là 20 – 25 phút (khoảng 20s/câu). Nếu 1 câu nào đó bạn không thể làm được, hãy chuyển sang câu tiếp theo chứ không nên dừng lại tiếp tục suy nghĩ.
- Tìm dấu hiệu về Cụm Danh Từ để chọn nhanh đáp án theo cụm Danh từ.
Det Adv Adj N (Noun chính)
Det là hạn định từ. Adv là Trạng từ bổ nghĩa cho Tính từ Adj. Adj là tính từ bổ nghĩa cho Noun chính. N là danh từ bổ nghĩa cho Noun chính. Noun chính là danh từ chính trong cụm danh từ.
Có các loại hạn định từ sau:
- Mạo từ: a/an/the
- Từ chỉ định: this/that/those/these
- Tính từ sở hữu: my, his, her, your, our, their, its
- Số đếm: one, two, three, …
- Từ chỉ số lượng: many, all, little/a little, few/a few, …
- Chọn tính từ nào, đuôi -ing hay đuôi –ed
- Thông thường, khi làm những câu dạng này, thí sinh hay dịch nguyên câu. Tuy nhiên nếu vốn từ vựng của bạn hạn chế & nên nhớ là mỗi câu chỉ có vài giây để xử lý. Do đó, chúng ta sẽ xem xét các tình huống của câu dựa vào 2 điểm sau:
+ nếu câu nói về cảm xúc thì ta xét chúng về tính chủ động: V + -ing
+ nếu câu nói về hành động thì ta xét chúng về tính bị động: V + -ed
Part 6
- Không cần cố đọc, hiểu hết nội dung đoạn thoại
- Theo phân tích của ETS và căn cứ vào các bài thi gần đây, bạn vẫn có thể trả lời câu hỏi đúng mà không cần phải đọc hết cả bài, nếu cố gắng đọc hết, dịch hết nó sẽ nguốn của bạn kha khá thời gian đấy ( lưu ý Phần này bạn chỉ nên “xử gọn” trong khoảng 5 – 7 phút thôi nhé). Có những câu hỏi bạn chỉ cần đọc hiểu được nội dung của câu trước và sau chỗ trống là có thể trả lời được.
- Tập trung ở các điểm ngữ pháp cơ bản, tư duy nhanh. Không cần quá cầu kì hay suy nghĩ theo hướng nâng cao.
- Nếu có gặp các câu hỏi thiên về ngữ pháp, hãy chú ý rằng câu hỏi ngữ pháp thường sẽ chỉ tập trung vào các điểm ngữ pháp cơ bản, nên bạn không nên tư duy theo những cấu trúc nâng cao nhiều đâu nha.
- Đặc biệt, tỉ lệ các câu hỏi ngữ pháp thường chiếm tỷ lệ cao hơn trong các loại câu hỏi. Để làm tốt câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu chính xác cách dùng thì, sự phù hợp về số và hình thái. Khi trả lời câu hỏi, bạn nên sử dụng phương pháp loại suy để tiết kiệm thời gian và đạt được độ chính xác cao hơn.
Part 7
- Tìm ý chính của đoạn văn: Khi làm các bài thi đọc chúng ta không nên đọc toàn bộ bài luôn mà lúc nào chúng ta cũng cần đọc lướt qua để nắm ý chính, bởi khi nắm ý chính chuẩn xác và trong lúc dịch cụ thể từng câu sẽ gần với ý của tác giả nhất và tiết kiệm nhiều thời gian cho các câu khó hơn.
- Phân biệt cách sử dụng của từ đồng nghĩa: Để làm tốt được phần này thì vốn từ vựng của các bạn phải đa dạng và cần nắm vững nghĩa cũng như cách sử dụng của chúng. Nhiều từ đồng nghĩa chúng ta tưởng có thể thay thế được cho nhau nhưng trong một số trường hợp chúng lại có các sử dụng khác nhau tùy theo mỗi ngữ cảnh, văn cảnh khác nhau chúng ta sẽ sử dụng từ vựng khác nhau.
- Nắm vững cấu trúc của bài đọc và trả lời những câu hỏi liên quan: Nếu muốn đạt điểm cao trong Part 7 Reading Comprehension thì đây là lời khuyên rất hữu hiệu nhất của phần đọc hiểu. Trong phần này các bạn sẽ phải làm quen với rất nhiều bài đọc được lấy từ: thư tín, quảng cáo, thông báo, thư báo,… Để làm tốt phần này, các bạn hãy xác định loại bài đọc từ đó cố gắng hình thành những ý tưởng có thể xảy ra của từng bài.
- Hãy cố gắng trả lời câu hỏi “who, what, where, when” liên quan đến bài đọc: Khi bạn gặp bất cứ một bài đọc nào, hãy cố gắng trả lời những câu hỏi liên quan đến nó để bạn có thể dễ dàng tìm thông tin trong phần câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ bạn hãy thử liệt kê xem: Những ai liên quan đến đoạn văn này? Bài đọc này nói về vấn đề gì? Đoạn văn này xảy ra ở đâu/khi nào? Từ đó bạn sẽ dễ hình thành cho mình keywords mà đang tìm và chọn được đáp án đúng.
Nguồn: sưu tầm và tổng hợp