1. Luyện nghe tiếng Anh thụ động (Passive Listening) là gì?
Nghe tiếng Anh thụ động (Passive Listening) là cách nghe ngôn ngữ không có chủ đích, học tiếng Anh trong vô thức. Bạn có thể nghe tiếng Anh trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà không cần tập trung cao độ để hiểu toàn bộ nội dung và từ vựng trong bài.
Luyện nghe tiếng Anh thụ động cũng giống như việc bạn tự tạo ra một môi trường giả lập, xung quanh đều sử dụng tiếng Anh. Đây là cách học “đắm mình trong ngôn ngữ” giống như khi chúng ta là một đứa trẻ và tiếp xúc với một thứ tiếng mới.
2. Những lợi ích của luyện nghe tiếng Anh thụ động
Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả bằng phương pháp nghe thụ động sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích cụ thể sau đây:
- Tăng khả năng ghi nhớ kiến thức đã học
- Cải thiện khả năng phản xạ ngôn ngữ
- Dễ dàng làm quen với tiếng Anh khi mới bắt đầu
- Học tiếng Anh nhẹ nhàng, bớt áp lực
- Phù hợp với những người bận rộn
3. Các cách luyện nghe tiếng Anh thụ động
Sau đây là một số cách luyện nghe tiếng Anh thụ động phổ biến được nhiều người áp dụng:
- Luyện nghe tiếng Anh trước khi ngủ
Một số lưu ý với cách luyện nghe tiếng Anh này:
- Nên chọn chế độ hẹn giờ cho những bài nghe để tránh làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thời gian nghe trước khi ngủ thích hợp nhất là khoảng 60 phút.
- Cân bằng giữa việc nghe tiếng Anh và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tạo cảm giác mau chán, buồn ngủ mỗi khi nghe.
- Luyện nghe tiếng Anh trong lúc làm việc
- Luyện nghe tiếng Anh qua bài hát
- Luyện nghe tiếng Anh thụ động qua phim
4. Các bước luyện nghe tiếng Anh thụ động chi tiết
Để việc nghe tiếng Anh thụ động đạt được kết quả tốt nhất, chúng ta cần chú ý các bước thực hiện như sau:
- Step 1: Lựa chọn nguồn nghe tiếng Anh hợp lý
Nguồn nghe chính thống:
Bạn có thể tìm đến các kênh podcasts, radio hay video Youtube của người bản ngữ để luyện nghe thụ động. Ngoài accent bản thân yêu thích, bạn hãy thử nghe thêm các accent khác để làm quen và nâng cao kỹ năng Listening của mình. Một số nguồn chính thống bạn có thể tham khảo: đài CNN (Anh – Mỹ), BBC (Anh – Anh).
Phù hợp với level:
Dù là nghe thụ động, nhưng để có thể duy trì động lực nghe tiếng Anh mỗi ngày, bạn nên tìm được một nguồn nghe phù hợp với trình độ của bản thân, không quá chênh lệch về level. Vậy làm cách nào để biết khả năng nghe của bạn đang ở mức nào?
- Nếu có thể hiểu được tầm 60 – 80% nội dung trong audio, video thì đây là nguồn nghe phù hợp với trình độ hiện tại của bạn.
- Nếu khả năng nghe hiểu nội dung thấp hơn, dưới 60% thì chứng tỏ bạn đã chọn nguồn nghe có trình độ cao hơn năng lực hiện tại của mình. Việc này sẽ dễ khiến bạn về lâu dài cảm thấy chán nản vì càng nghe càng không hiểu.
Thuộc chủ đề yêu thích
Một số kênh Youtube với đa dạng các đề tài bạn có thể tham khảo để luyện nghe như: BBC 6 Minutes English, Ted Talks, EnglishClass101.com,…
Theo mục đích học tập
Nếu như bạn đang theo học một khóa học cụ thể (TOEIC, IELTS, Tiếng Anh giao tiếp,..), hãy lựa chọn audio bài học để nghe thụ động. Luyện nghe tiếng Anh thụ động IELTS, TOEIC sẽ giúp bạn tăng khả năng tiếp cận nhiều hơn với ngôn ngữ, bắt kịp với độ khó của từng dạng bài và rèn kỹ năng nghe thành thạo hơn.
- Step 2: Nghe không có phụ đề, bản dịch
Sau khi chọn được nguồn nghe chất lượng, thay vì bật phụ đề hoặc bản dịch và nhìn theo khi đang nghe, bạn hãy chỉ nghe đơn thuần, để đôi tai được tiếp xúc với chuỗi âm thanh trong vô thức. Bước này sẽ giúp chúng ta nghe và định hình được ý chính có trong đoạn nghe là gì một cách khái quát nhất.
- Step 3: Nghe lặp lại thường xuyên
Việc thường xuyên nghe đi nghe lại một bài audio nhiều lần sẽ giúp chúng ta có thể khám phá ra những điều mà hôm trước đã bỏ lỡ. Ví dụ, nếu ban đầu bạn chỉ nghe được 40-50% đoạn băng, nhưng những ngày sau đó, khi kiên trì nghe 3-4 lần, bạn lại hiểu thêm được một phần nội dung của chủ đề. Đồng thời, việc nghe lặp sẽ giúp chúng ta ngấm dần accent và vô thức có thể bắt chước được cách nói tự nhiên.
- Step 4:Nghiên cứu từ vựng
Việc nghe thụ động sẽ càng phát huy hiệu quả nếu chúng ta có thể nghe hiểu và nắm bắt các từ vựng trong bài nghe một cách chủ động. Để chuyển đổi từ Passive Listening sang Active Listening, trước tiên bạn hãy tìm hiểu qua về topic, tổng hợp một số từ vựng liên quan để khi bắt đầu nghe có thể “bắt được” các keyword và đoán được ý nghĩa đại khái của đoạn audio, tạo động lực và cảm hứng khi nghe.
- Step 5: Nghe cùng với phụ đề, bản dịch
Đến bước này, bạn hãy bật phụ đề hoặc bản dịch kèm theo để trau dồi kỹ năng Listening thật sự. Lúc này, bạn sẽ biết được những gì mình nghe trước đó có chính xác hay không. Việc nghe lại có phụ đề/ bản dịch là cách rất tốt để chúng ta phát hiện, sửa lỗi sai và giúp ghi nhớ nội dung vào bộ não lâu hơn.
- Step 6: Nghe lại mà không có phụ đề, bản dịch
Cuối cùng, khi đã hiểu hết nội dung của toàn bài, bạn hãy tắt phụ đề và bản dịch lần nữa để luyện nghe “chay”. Nếu đến bước này bạn đã có thể nghe và hiểu được toàn bộ đoạn audio, video thì xin chúc mừng là bạn đã đạt được kết quả như mong đợi. Sau này, khi nghe ở các cuộc hội thoại khác, bạn có thể nghe hiểu các từ đã học.